• info@manhtu.com.vn
  • (083) 9350079 - Hotline: 0912 78 79 38
  • cuu du lieu cuu du lieu
Virus huy diet wanna cry la gi - Virus 'hủy diệt' Wanna Cry là gì? | CứuDữLiệu.com

An ninh mạng

Virus 'hủy diệt' Wanna Cry là gì? Virus 'hủy diệt' Wanna Cry là gì?


Những ngày qua, giới an ninh mạng và truyền thông toàn cầu lao đao vì sự xuất hiện của ransomware Wanna Cry (còn được gọi là Wanna Crypt, Wanna Cryt0r).

Khi mới xuất hiện, chẳng mấy ai quan tâm virus Wanna Cry là gì. Tuy nhiên, đến khi hàng nghìn máy tính trên thế giới bị nhiễm mã độc này, mọi người mới tá hỏa để tìm cách bảo vệ mình trước nguy cơ mất trắng dữ liệu trong máy tính.

Ransomware là gì?

Ransomware nói chung và virus Wanna Cry nói riêng là một hình thức tấn công mạng liên quan đến việc các hacker chiếm quyền kiểm soát máy tính, khiến người dùng không thể truy cập cho đến khi trả tiền chuộc. Cũng chính vì đặc điểm này, ransomware thường được gọi là mã độc tống tiền. Các hacker đơn giản là muốn kiếm tiền từ nạn nhân chứ không có lý do nào khác.

Các hacker truy cập được máy tính trong trường hợp nạn nhân tải nhầm một tài liệu hoặc phần mềm đã bị nhiễm mã độc ransomware. Sau khi mã độc thâm nhập, nó sẽ bắt đầu quá trình mã hóa từng tệp tin trong máy tính của nạn nhân.

Virus Wanna Crypt là gì?

Cách thức hoạt động của ransomware Wanna Crypt (Wanna Cry) và các biến thể của mã độc tống tiền này rất đơn giản. Nó khai thác một lỗ hổng trên hệ điều hành Windows được nắm giữ bởi Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) và sử dụng chính những công cụ của NSA để lây lan mã độc Wanna Cry.

Tuy nhiên, mã độc này được bổ sung khả năng lây nhiễm trên các máy tính ngang hàng. Cụ thể, Wanna Cry sẽ quét toàn bộ các máy tính trong cùng mạng để tìm kiếm thiết bị chứa lỗ hổng EternalBlue của dịch vụ SMB (trên hệ điều hành Windows). Từ đó, mã độc có thể lây lan vào các máy có lỗ hổng mà không cần người dùng phải thao tác trực tiếp với file đính kèm hay link độc hại.

Người dùng sẽ không biết máy tính của mình đã nhiễm Wanna Cry hay chưa cho đến khi nó tự gửi một thông báo cho biết thiết bị đã bị khóa và mọi tập tin đều bị mã hóa. Để lấy lại quyền truy cập và khôi phục dữ liệu, người dùng buộc phải trả cho hacker ít nhất 300 USD (khoảng 6,6 triệu đồng) thông qua tiền ảo Bitcoin.

Sau 3 ngày mà hacker không nhận được tiền, mức tiền chuộc sẽ tăng gấp 2 lần và quá thời hạn 7 ngày mà chưa thanh toán, toàn bộ dữ liệu trong máy tính đã bị nhiễm mã độc Wanna Cry sẽ mất sạch. Đặc biệt, virus ransomware này ghi đầy đủ thông tin thanh toán và cài cả ứng dụng đếm ngược thời gian bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau.

Theo thông tin mới nhất, một chuyên gia IT 22 tuổi đến từ Anh đã tìm ra cách vô hiệu hóa phần mềm gián điệp tống tiền (ransomware) Wanna Cry đang lây lan. Marcus Hutchins hiện đang làm việc cùng chính phủ để ngăn chặn con virus thứ hai.

Phong Trần


Các tin khác