Hướng dẫn cài đặt, cấu hình và sử dụng Openfiler - SAN (toan tap)
A. Hướng dẫn cài đặt Openfiler trên giao diện đồ họa
Bài viết này sẻ hướng dẫn các bạn cài đặt Openfiler bằng hình ảnh trên giao diện đồ họa . Nhằm giúp các bạn có thêm kinh nghiệm trong việc cài đặt cũng như Test Lab các bài viết liên quan đến Openfiler
I. Giới Thiệu
Bài viết này sẻ hướng dẫn các bạn cài đặt Openfiler bằng hình ảnh trên giao diện đồ họa . Nhằm giúp các bạn có thêm kinh nghiệm trong việc cài đặt cũng như Test Lab các bài viết liên quan đến Openfiler . Bài viết chắc cũng còn nhiều thiếu sót mong các bạn đóng góp ý kiến chia sẻ thêm
II. Yêu cầu hệ thống
Yêu cầu phần cứng tối thiểu để bạn có thể cài Openfiler :
1. CPU x86 hoặc x64 , 512MB RAM và 1GB ổ đĩa để cài OS.
2. Bạn cần ít nhất 1 Card Mạng
3. CDROM hoặc DVD để có thể bỏ đĩa cài đặt
4. Ổ đĩa cần phải có các Driver hỗ trợ đầy đủ
III. Cài đặt
Bắt đầu cài đặt bạn bỏ đĩa Openfiler vào ổ CD/DVD-ROM và chắc rằng bạn đã chỉnh chế độ để có thể khởi động bằng CD/DVD-ROM . Sau khi khi nhấn khởi động màn hình Boot sẻ hiển thị
Sau vài phút màn hình cài đặt sẻ hiển thị như sau . Nếu màn hình của bạn không hiển thị được như vậy hoặc quá trình Boot không nạp được các Driver phần cứng của máy chủ bạn có thể chuyển qua chế độ Text-Mode . Tiếp tục bạn nhấn Next để cài đặt tiếp theo
Đến màn hình chọn Keyboard bạn di chuyển con trỏ lên xuống để thiết lập kiều bàn phím và nhấn Next để tiếp tục
Phân vùng ổ đĩa bạn chọn Manually partition with Disk Druid
hoac
ban co the chon "Automatically Partition" de he thong tu tao cho ban.
Màn hình Disk Setup
Nếu bạn đã có các partiton sẵng bạn nên Delete hết bạn cần có một ổ đĩa trống để có thể chia Partition sau đó bạn nhấn Next để tiếp tục
Bạn cần tạo 3 partition sau đây để có thể cài Openfiler:
1. "/boot" - đây sẻ là nơi lưu trữ các kernel và hệ thống khởi động trên máy chủ
2. "swap" - đây là phân vùng chuyển giao giữ bộ nhớ và ổ đĩa cứng
3. "/"- đây là phân vùng lưu trữ các ứng dụng và các thư viện cài đặt
Create /boot Partition
Để tạo Partition bạn nhấn nút New bạn nhập các thông tin cấu hình như sau tùy theo cấu hình ổ đĩa cứng của bạn mà ta sẻ thấy ổ đĩa là dạng hda là chuẩn IDE hay sda là chuẩn SCSI và bạn chọn đúng với định dạng đó
1. Mount Point: /boot
2. Filesystem Type: ext3
3. Allowable Drives: chọn một loại ổ đĩa (hda) hoặc (sda)
4. Size(MB): 100
5. Additional Size Options: chọn Fixed Size
6. Force to be a primary partition: chọn mục này
Nhấn Ok để tạo Partition Boot
Create / (root) Partition
Bạn tiến hành tạo partition root cũng tương tự như tạo partition boot nhưng Mount Point: bạn để "/" và Size(MB): là 2048MB hoặc tối thiểu là 1024MB.
Bạn nhấn Ok để tạo Partition Root
Create Swap Partition
Bạn tiến hành tạo partition Swap cũng giống như tạo 2 partition trên bạn chỉ chú ý chọn File System Type là Swap tại Size(MB): chọn tối thiểu 1024MB và không cần vượt quá 2048MB.
Nhấn Ok để tạo Partition Swap sau khi tạo xong bạn đã có được các partition phù hợp để cài đặt Openfiler như hình sau
Bạn kiểm tra lại các thông tin partition và nhấn Next để tiếp tục cài đặt
Màn hình Network Configuration
Bạn điền các thông tin cần thiết để cấu hình Network
Nếu bạn muốn thay đổi địa chỉ IP hoặc trong mạng của bạn có DHCP bạn có thể check vào card mạng và nhấn Edit để có thể thay đổi cấu hình tùy chỉnh
Bạn phải điền đầy đủ thông tin về Hostname , Gateway , DNS để hệ thống của bạn được kết nối với hệ thống hiện tại của bạn
Sau khi đã thiết lập các thông số Network bạn nhấn Next để tiếp tục
Màn hình Time Zone Selection
Bạn có thể để mặc định hoặc thay đổi theo tùy chỉnh của bạn và Nhấn Next để tiếp tục
Màn hình Set Root Password
Bạn cần phải cấu hình password cho hệ thống . Bạn đặt password cho root để bạn có thể đăng nhập vào hệ thống
Password root dùng để logging vào Openfiler console server. Mặc định username và password Openfiler web management GUI là: "openfiler" và "password" .
Màn hình About To Install
Hiển thị các thông tin về cấu hình ở phần trên đến đây các bạn nhấn Next để quá trình cài đặt được bắt đầu
Nhấn Next để tiến hành cài đặt
Installation
Quá trình cài đặt sẽ diễn ra tự động bạn chỉ việc ngồi chờ quá trình cài đặt thành công
B. Cấu hình Openfiler và sử dụng
Sau khi khởi động xong bạn có thể bắt đầu config Openfiler bằng cách vào trình duyệt gõ IP hoặc Hostname của Openfiler trên giao diện Web interface như sau :
Management Interface: https://10.253.12.96:446
Administrator Username: openfiler
Administrator Password: password
sau đó màn hình logon hiện ra giống giao diện dưới đây:
Dòng Username bạn nhập: usename.
Dòng Password bạn nhập: password.
Những thông tin này có thể thay đổi khi bạn đăng nhập thành công vào hệ thống, ngoài ra bạn có thể tạo ra các tài khoản mới và các nhóm bổ sung.
1-Bước 1: Cấu hình Network Access
Đầu tiên bạn phải làm là thiết lập một Network Access Configuration đây là một cái host hoặc subnet việc thiết lập này giúp cho bạn truy cập vào hệ thống. Chọn tab system từ giao diện Network Access Configuration chọn một buttom trên giao diện để nhập địa chỉ IP để truy cập vào OpenFiler và chắc chắn rằng bạn đã chọn lệnh của tab Type là share.
Volume – Thông Tin Quan Trọng
Trước khi thực hiện các bước tiếp theo chúng tôi nêu ra một và điểm bạn cần lưu ý mà nó có thể phát sinh ra những rắc rối trong khi tạo và cấu hình các thông số Volume bên trong OpenFiler. Dưới đây là 3 Volume mà bạn cần lưu ý:
1. Physical Volume - không gian còn trống trên một đĩa vật lý để sử dụng trong một Group Volume.
2.Volume Group – chứa Physical Volumes và Logical Volume được tạo ra từ đó.
3.Logical Volume (LUN) –đây là những gì được trình bày qua đến một máy chủ (ví dụ: ESX).
2-Bước 2: Tạo ra một New Physical Volume
Chúng ta cần tạo ra một Physical Volume cài mà chúng ta cần sử dụng trong Volume Group. Để tạo ra Volume Group bạn chọn Block Devices từ menu Volumes Section.
Sau đó chọ Edit Disk trên đĩa cứng mà bạn muốn tạo ra New Physical Volume.
Di chuyển đến dưới cùng của màn hình và bạn sẽ thấy không gian có sẵn trên đĩa, cùng với một số thông số khác. Nếu bạn không có ý định tạo ra một thiết lập RAID cho physical volume, sau đó chọn physical volume khi đó chọn kiểu phân vùng của bạn ‘Mode’ là ‘Primary’.
Sau đó bạn cần thay đổi các thông số của Star và End cylinders sao cho phù hợp, sau đó chon nút Create để tạo.
Khi đó một bản tóm tắt các phân vùng trên ổ đĩa này sẽ được hiện ra và thông báo rằng Physical Volume mà bạn vừa tạo ra được hiển thị bên dưới danh sách.
3-Bước 3: Tạo Một New Volume Group
Bước tiếp theo chúng ta muốn tạo ra một Volume Group từ Physical Volume lick tab Volume và chọn Volume Group từ menu Volume Section.
Nhập thông tin vào Volume group name và chọn check box bên dưới dòng Seclect Physical Volumes To Add sau đó chọn Add Volume Group.
Bây giờ các thông số của New Volumes Group vừa được tạo ra sẽ được hiện ra giống những thông tin bên dưới.
4-Bước 4: Tạo một Volume
Bây giờ chúng ta muốn tạo ra một Volume bằng cách lick Add Volume bên phía tay trái của menu Volumes Section.
Tiếp theo chọn Volume Group mà bạn vừa tạo ra và lick nút lệnh Change. Các thông tin về kích cỡ Volume mà bạn vừa tạo ra bên trong Volume Group được hiện thị ra màn hình.
Trong bài lab này chúng tôi tạo ra một Volume chiếm toàn bộ không gian của Volume Group. Nhập thông tin Volume Name sau đó xác định kích thước bằng cách nhập từ bàn phím hoặc điều chỉnh thanh trược, và chọn kiểu Filesystem/Volume type là iSCSI đây cũng là phần quan trọng nhất để việc cấu hình được chính xác.
Khi bạn đồng ý với các thiết lập của mình nhấn nút Create.
Một Volume mới vừa được tạo ra sẽ được hiện ra màn mình mới một biểu đồ hình tròn màu xanh lá cây biểu thị kích cỡ mà Volume đã sử dụng trong Volume Group.
Và bây giờ mỗi thứ đã được làm cho việc tạo ra một Volume đã hoàn thành. Tiếp theo chúng ta thực hiện việc kết nối như cho phép các PCs/Server kết nối đến OpenFiler SAN.
5-Bước 5: Kích Hoạt Dịch Vụ iSCSI Target Service
Đầu tiên chọn tab Services trên cửa sổ window chính. Bước tiếp theo trên tab Services chọn Enable iSCSI target server(xem hình bên dưới) mặc định của nó là Disable. Để kết nối từ OpenFiler SAN đến máy chủ VMware ESX/ESXi không cần kích hoạt một dịch vụ nào khác.
6-Bước 6: Add một iSCSI Target
Trở về Volume trên giao diện web của OpenFiler chọn iSCSI Targets từ menu Volume Section ở phía bên tay trái của màn hình.
Đầu tiên chúng ta muốn tạo ra một iSCSI Target chọn Target Configuration và giữ mặc định nó là Target IQN sau đó nhấn nút Add.
Bây giờ bạn sẽ có một màn hình với một tóm tắt các cài đặt cho các iSCSI Target mới.
7-Bước 7: Map The LUN
Và bây giờ bạn chọn tab LUN Mapping sau đó lick buttom Map. Các thiết lập khác không cần thay đổi.
8-Bước 8: Cho Phép Truy Cập Đến iSCSI Target
Chọn tab Network ACL nút lệnh Access bên dưới danh sách chọn Allow(chú ý mặc định của nó là Deny) sau đó chọn nút lệnh Update. Với thao tác này cho phép dãy IP mà ta tạo ra trong bước 1 truy cập đến iSCSI Target mà chúng ta vừa được tạo ra.
Đến đây việc cấu hình Open Filer Configuration Stage đã được hoàn thành.
C. Cách kết nối Windows với Openfiler (iSCSI SAN )
Cách kết nối Windows Vista với iSCSI SAN
Để kết nối Windows Vista với iSCSI target, bạn cần vào Control Panel, kích đúp vào bộ khởi tạo iSCSI Initiator.
Khi thấy hộp thoại xuất hiện bên dưới, bạn hãy trả lời Yes để bắt đầu dịch vụ iSCSI mỗi khi hệ thống khởi động sau này.
Khi thấy hộp thoại xuất hiện bên dưới, hãy trả lời Yes để mở khóa dịch vụ iSCSI đối với tường lửa của Windows.
Khi iSCSI Initiator Properties xuất hiện, hãy kích tab Discovery. Kích Add Portal.
Nhập vào địa chỉ IP hoặc tên DNS của máy chủ iSCSI khi cửa sổ Add Target Portal xuất hiện giống như dưới đây:
(số cổng 3260 đã có ở đây từ trước vì đây là số cổng iSCSI mặc định)
Kích OK.
Vào tab Targets và kích Refresh. Bạn sẽ thấy tên của iSCSI Target trong danh sách.
Chọn máy chủ mục tiêu của bạn và kích Log on.
Tích vào mục chọn Automatically restore this connection when the computer starts và kích OK.
Lúc này bạn sẽ thấy tình trạng của mình là Connected
Kích OK và đóng iSCSI Initiator Properties.
Kích Administrative Tools, mở Computer Management và kích Storage -> Disk Management.
Bạn sẽ phải khởi tạo đĩa nếu không được sử dụng trước đó.
Lúc này bạn sẽ thấy ổ đĩa mới trong Disk Manager. Trong trường hợp của chúng tôi, bạn sẽ thấy Disk 1 / Basic / 32MB / Online như trong hình trên.
(Chúng tôi đã tạo kích thước đĩa là 32MB để chỉ cho mục đích minh chứng)
Kích chuột phải vào đĩa và kích New Simple Volume.
Lần lượt thực hiện qua các bước định dạng và gán ký tự ổ đĩa.
Khi đã thực hiện xong các công việc này, disk manager của bạn sẽ giống như dưới đây:
Bạn có thể truy nhập vào đĩa iSCSI chia sẻ trong My Computer như một ký tự ổ đĩa thông thường, giống như dưới đây:
Để test, chúng tôi đã đặt thử một file vào ổ E của iSCSI mới.
Khi kết nối Vista iSCSI của chúng ta được hoàn tất, hãy chuyển sang Windows Server 2008.
Kết nối Windows 2008 Server với iSCSI Target
Tiếp đến và cũng giống như Windows Vista, để kết nối với Windows Server 2008 với iSCSI target, bạn phải vào Control Panel và kích đúp vào bộ khởi tạo iSCSI Initiator.
Tiếp đến bạn sẽ được nhắc nhở xem có muốn iSCSI Service được bắt đầu một cách tự động hay không. Chúng tôi đã chọn Yes trong trường hợp này.
Sau khi kích Yes nghĩa là iSCSI cũng đã được cho phép thông qua tường lửa của Windows Server 2008
(Các bước dưới đây chính là những nơi bạn cấu hình iSCSI Initiator giống như trong Windows Vista).
Vì trong trường hợp của chúng tôi, phân vùng iSCSI này đã được khởi tạo trên máy tính Windows Vista nên chúng ta không cần phải vào Disk Manager. Tuy vậy nếu đây là một phân vùng mới mà chưa được kết nối lần nào với một máy tính Windows khác thì bạn cần phải sử dụng Disk Manager của Windows Server 2008 để khởi tạo phân vùng, định dạng và gán ký tự ổ đĩa cho nó.
Khi tất cả các thủ tục này được thực hiện, bạn hãy vào My computer và có thể thấy được phân vùng đĩa mới này.
Trong thực tế, nếu bạn mở ổ đĩa này thì sẽ thấy được tên file mà chúng tôi đã copy vào phân vùng chia sẻ iSCSI từ máy tính Windows Vista (bên dưới).
Bài viết được sưu tập từ nhiều nguồn khác nhau (KGP,QTM...)
Các bài viết khác