DAS (Direct Attached Storage)
DAS là mô hình kết nối trong đó hệ thống lưu trữ được gắn trực tiếp tới một hoặc một vài máy chủ. Thông thường mô hình này dùng để chỉ những hệ thống đĩa lắp trong hoặc lắp ngoài được gắn trực tiếp cho các máy chủ. Đây là mô hình phổ biến và theo nghiên cứu của IDG hiện tại trên thế giới có 70% dung lượng lưu trữ dạng điện tử vẫn đang sử dụng mô hình DAS.
Ngoài yêu cầu của server về ứng dụng hệ thống, các Doanh Nghiệp hiện nay cũng đòi hỏi có một hệ thống dùng để sao lưu và lưu trữ các dữ liệu quan trọng của họ tốt nhất, nhằm đảm bảo dữ liệu luôn được bảo vệ an toàn, hiệu quả. Đặc biệt là đối với các trung tâm dữ liệu thường có các ứng dụng nghiệp vụ khác nhau chạy trên những nền tảng các Hệ điều hành khác nhau như Windows, Linux, Unix, … luôn đòi hỏi mức độ lưu trữ, sao lưu phải có độ tin cậy cao nhất. Lưu trữ như thế nào để đảm bảo nguồn dữ liệu đó có thể được phục hồi nhanh chóng sau những sự cố như hỏng hóc, cháy nổ là những yêu cầu mà các Doanh Nghiệp luôn đòi hỏi nhằm đảm bảo cho việc hoạt động của mình.
1. Tại sao phải Backup dữ liệu
Đối với các doanh nghiệp, dữ liệu đồng nghĩa với tiền bạc và sự sống còn trong việc duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh. Còn đối với người dùng máy tính, dữ liệu cũng là một thứ vô cùng quý giá. Chính vì vậy, nhu cầu sao lưu (backup) dữ liệu ngày càng trở nên quan trọng. dữ liệu liên tục được cập nhật và tăng trưởng về khối và lượng theo thời gian. Việc quan trọng là phải sao lưu backup chúng ra một nơi và để phục hồi chúng khi có sự cố xảy ra, bảo việc dữ liệu là việc thiết yếu để tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Do đó ITTI xin giới thiệu các giải pháp như sau: DAS, NAS, SANs.
2. Các giải Pháp Backup
1. Dùng giải pháp DAS (Direct Attached Storage)
Là DAS (Direct Attached Storage) giải pháp dùng gắn trực tiếp các thiết bị lưu trữ vào Server, bạn có thể dùng các bộ sao lưu băng từ (backup Tape), hoặc các ổ đĩa cứng gắn rời hoạt động nhờ các phần mềm tự động sao lưu. Thiết bị này kết nối trực tiếp với máy chủ và lập lịch cho các tác vụ lưu trữ, tạo các bản sao lưu dữ liệu cho hệ thống mạng nội bộ của mình. Hiệu năng cao và việc lắp đặt khá dễ. Tuy nhiên về lâu dài, khi nâng cấp hệ thống với dung lượng này thì dữ liệu sẽ bị chia nhỏ và phân tán trên các hệ thống khác nhau, gây khó khăn cho việc quản lý dữ liệu. Nên xét về mặt tổng thể sẽ làm tăng chi phí lưu trữ trên toàn bộ hệ thống mạng.
2. Dùng giải pháp NAS (Network Attached Storage)
Là giải pháp backup dữ liệu thông qua địa chỉ IP. Giải pháp này dễ dàng thực hiện việc chia sẻ dữ liệu cùng các ứng dụng trên mạng nội bộ.
Lợi ích khi sử dụng NAS:
+ Dễ quản lý thiết bị do mỗi thiết bị NAS sẽ được gán một số IP cố định.
+ Tùy theo thiết bị có thể lưu trữ mà không cần máy chủ quản lý.
+ Dễ nâng cấp về dung lượng.
Bất lợi :
+ Dễ gây nghẽn băng thông trong mạng nội bộ(làm nghẽn mạng).
3. Dùng giải pháp SANs (Storage Area Networks)
Storage Area Networks (SANs) là một hệ thống mạng được thiết kế để sử dụng thêm các thiết bị sao lưu dữ liệu cho máy chủ một cách dễ dàng như : Disk Array Controller, Tape Librries....
Lợi ích khi sử dụng SAN :
+ Dễ dàng chia sẻ lưu trữ và quản lý thông tin
+ Mở rộng lưu trữ dễ dàng thông qua quá trình thêm các thiết bị lưu trữ vào mạng không cần phải thay đổi các thiết bị như máy chủ hay các thiết bị lưu trữ hiện có.
+ Cho phép nhiều máy chủ cùng chia sẻ một thiết bị lưu trữ.
+ Cho phép thay đổi hay nâng cấp máy chủ một cách dễ dàng và dữ liệu không hề ảnh hưởng khi máy chủ bị lỗi.
+ Tính bảo mật cao.
Bất lợi :
+ Chi phí đầu tư cho thiết bị phần cứng tương đối cao.
* Lưu ý: tất cả các giải pháp trên bao gồm phần mềm đính kèm theo phần cứng, nếu quý khách hàng có yêu cầu sử dụng thêm các phần mềm khác vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.
3. Kết Luận
Với đa số các Doanh Nghiệp vừa và nhỏ hiện đang phát triển tại Việt Nam hiện nay thì việc đầu tư một hệ thống lưu trữ dữ liệu với chi phí vừa phải và đáp ứng được yêu cầu của họ là một bài toán khá nan giải. Để giải quyết bài toán của bạn hãy liên lạc với chúng tôi ngay để có thể giải quyết nó với chi phí mà bạn có thể hài lòng.
Các bài viết khác