Cách làm này là một hình thức nhân bản số thuê bao, nên tốt nhất bạn phải tự làm, vì nếu lộ mã Ki và IMSI thì người khác có thể tạo cho họ một số điện thoại của bạn. Do dễ thực hiện nên bạn cần giữ lại SIM khi sửa máy điện thoại ở các dịch vụ
Đọc thông tin trên SIM cũ
Bạn cần 2 thông số quan trọng là Ki và IMSI (International Mobile Subscriber Identity). Việc đọc thông số IMSI rất dễ dàng do được lưu trên SIM. Riêng thông số Ki thì hơi lâu vì Ki là 1 chuỗi số ngẫu nhiên được mã hóa theo thuật toán A3/A8). Sau khi bỏ SIM vào đầu đọc sim sẽ có 2 chế độ thực hiện việc quét dò tìm chuỗi Ki trong SIM.
Nếu chọn chế độ có tần số 3.578, thì thời gian dò tìm chuỗi Ki mất từ 4 - 8 tiếng. Nếu chọn tần số 6Mhz thì mất khoảng 2 - 4 giờ. Khi đã có được 2 thông trên bạn thực hiện tiếp bước tiếp theo.
Chú ý: Loại SIM mới của mạng Mobifone sẽ tự hủy nếu thực hiện quá trình tìm Ki.
Gán số cho SIM trắng
Thẻ SIM đi cùng với bộ đầu đọc là loại có chỉ ghi được 8 hoặc 12 số. Hiện thị trường đã có loại ghi được 16 số, có giá 400.000 đồng. Các SIM trắng đều có thể lưu được 250 số trong danh bạ và 99 tin nhắn.
Việc gán số rất đơn giản, chỉ cần lắp SIM trắng vào máy điện thoại nó sẽ xuất hiện một menu do nhà sản xuất SIM đặt tên. Sau đó chọn đặt cấu hình để chèn thêm số thuê bao. Bạn sẽ được yêu cầu nhập mã số IMSI và Ki, sau đó máy sẽ tự động gán số PIN cho số thuê bao. Như vậy là bạn đã hoàn tất việc gán một số thuê bao. Tương tự, bạn có thể gán tiếp các số thuê bao mà bạn đang có.
Tự làm SIM bằng chip 16Fxxx và EEPROM 24C256
Nếu am hiểu một chút về kỹ thuật, bạn cũng có thể tự tạo cho mình một SIM trắng bằng cách lắp ghép các linh kiện trên. Giá thành toàn bộ để tạo được một SIM trắng chỉ khoảng 50.000 đồng. Hạn chế của cách này là bạn không thể gắn thẻ SIM tự chế vào máy nhưng có thể lắp vào điện thoại bằng cách nối dây vào ổ SIM.
Loại SIM tự chế cũng có khả năng gán được 16 số và 250 số trong danh bạ cũng như 99 tin nhắn trong EEPROM. Khả năng này thay đổi tùy theo version của phần mềm trong chip 16Fxxx.
Các bài viết khác