1. Một số kinh nghiệm về Raid
- Kết luận 1:
RAID 1 : Setup Raid 1 với 2 HDD Segate 80 GB
+ Dung lương :2 x 80 GB = 80 GB RAID 1
+ Performance : Rất tốt , đang chạy rút 2 HDD rút 1 HDD ra vẫn chạy bình thường , không sao hết.
+Speed : Tốc độ của tác vụ Ghi bằng với tốc độ Ghi của đĩa đơn,
Tốc độ của tác vụ Đọc nhanh gấp đôi tốc độ của đĩa đơn.
RAID 5 : Setup Raid 5 với 3 HDD Segate 80 GB
+ Dung lương : 3 x 80 GB = 160 GB RAID 5
+ Performance: verygood
Việc "trục trặc đĩa - đĩa hư" có một tác động TRUNG BÌNH lên hiệu suất của hệ thống
+ Speed :
Tốc độ thực hiện các tác vụ ĐỌC cực cao
Tốc độ thực hiện các tác vụ GHI trung bình
Tốc độ truyền dữ liệu tổng thể tốt
- Kết Luận 2:
Raid 0:
- Số lượng đĩa cứng 1+ , tính bảo mật bình thường, dung lượng 100%, hiệu năng rất tốt, độ an toàn dữ liệu kém, giá thành rất thấp
Raid 1:
- Số lượng đĩa cứng 2, tính bảo mật tốt, dung lượng 50%, hiệu năng khá, độ an toàn dữ liệu tốt, giá thành thấp
Raid 5:
- Số lượng đĩa cứng 3+, tính bảo mật khá, dung lượng ( x-1)/x, hiệu năng tốt, độ an toàn dữ liệu tốt, giá thành trung bình
Raid 0+1:
- Số lượng đĩa cứng 4,6,8, tính bảo mật tốt, dung lượng 50%, hiệu năng tốt, tính bảo mật tốt, giá thành cao
- Kết luận 3:
Sử dụng 3 ổ SATA II Samsung 200GB, Windows XP
1.chạy 01 ổ chế độ thường:
tốc độ ghi đọc trung bình là: 66MB/s
2. raid 0 sử dụng 2 ổ:
tốc độ ghi đọc trung bình: 119MB/s (tăng 80%)
3. raid 1 sử dụng 2 ổ:
tốc độ ghi đọc trung bình: 72MB/s (tăng 9%)
4. raid 5 sử dụng 3 ổ
tốc độ ghi đọc trung bình: 95MB/s (tăng 44%)
Raid 10 and Raid 5
So Luong .................Use .......Read .....Write
Raid-10 500GB x4 = 1000GB ..4x ........2x
Raid-5 500GB x3 = 1000GB .....2x . .........tuy(sata or sas)
2. Cách cấu hình Raid cứng
Tôi xin đóng góp 1 chút. Đối với các máy chủ của IBM và HP thì thường có đĩa setup đi kèm. Đĩa này có chức năng boot, sẽ đảm nhận hầu hết công việc của quá trình chuẩn bị để cài đặt server, bao gồm: cấu hình RAID, chia partition, nạp Driver cho bộ điều khiển RAID..., cuối cùng nó đòi bạn đưa CD 2003 vào, thế là xong. Nhưng đối với 1 số máy ko có đĩa này đi kèm, do thất lạc chẳng hạn, thì bạn có thể config thủ công, thông qua BIOS của bộ điều khiển RAID (thường là Ctrl+A hoặc Ctrl+C, bạn nên chú ý khi nó hiện ra thông báo trên màn hình).
Đối với những máy chủ dòng thấp, có ít ổ đĩa thì việc này rất đơn giản (thường thì có 2 ổ đĩa, bạn cấu hình RAID 1, thế là xong), nhưng đối với các máy chủ cấp trung (mid-range) và cấp cao (high-end) thì bạn ko thể xem thường. Nó có rất nhiều ổ đĩa, bạn có thể cấu hình kênh RAID thứ nhất ở dạng RAID 1 nhưng kênh RAID thứ 2 ở dạng RAID 5...do đó bạn phải có 1 tờ giấy, ghi rõ bạn đã cấu hình kênh nào với chế độ RAID nào, những ổ đĩa nào thuộc kênh nào... dán trên mặt server, để sau này có hỏng hóc thì mới dễ dàng sửa chữa (sau 1 tháng thì hầu như những cấu hình như thế nào cho server bạn sẽ quên hết).
Đối với các máy mà ko có đĩa setup đi kèm (thường là máy chủ của SUN Microsystem) thì quá trình nạp Driver RAID cũng sẽ khá khó khăn cho người chưa có kinh nghiệm nếu máy ko có ổ FDD. Có thể giải quyết vấn đề máy ko có ổ FDD để nạp Driver khi cài Win2003 bằng 2 cách:
1. Các chương trình tạo đĩa tự động cài đặt thường có chức năng tích hợp Driver (trước hết là cho RAID, sau đó là cho sound, NIC... ). Bạn có thể dùng các chương trình này để tạo 1 đĩa Win2003 tự động cài đặt, và thế là chỉ việc chọn boot từ CD, rồi lên mạng "tán gái" khoảng 1 tiếng, quay lại là có máy dùng. Tôi xin giới thiệu 2 phần mềm khá hay là nLite và WinFutureXP, xem thêm tại đây.
2. Cách thứ 2 là hầu hết các server đều có 1 card console, nó cho phép bạn remote từ xa và sử dụng rất nhiều tính năng hữu ích. Các card này thường gọi là ILOM hoặc ALOM card, được tích hợp sẵn trên máy chủ. Bạn nhìn mặt sau máy, nếu thấy port chuẩn RJ45 nào có ghi chữ Console thì chính là nó đấy. Bạn dùng 1 cable mạng (cáp chéo), nối nó với máy tính. Đọc tài liệu đi kèm xem IP mặc định của nó là bao nhiêu, bạn set IP của máy bạn để 2 thằng thuộc cùng 1 dải. Mở IE, FF gõ vào địa chỉ của port console này, tha hồ cấu hình các tính năng (tương tự như khi bạn cấu hình modem ADSL ).
Quan trọng nhất là bạn cần cấu hình Redirect..... Khi cấu hình chức năng này đầy đủ, ban có thể sử dụng các thiết bị gắn trên PC khác, bao gồm FDD, CD, Monitor, Key, Mouse, như thể là nó được gắn trực tiếp vào máy chủ vậy ( Thường thì bạn sẽ phải cài thêm Java lên máy PC, tức phải cài JRE1.5 để swr dụng được tính năng này). Khi đó, trên máy PC sẽ xuất hiện 1 cửa sổ ứng dụng, có menu Redirect. Click vào menu đó để có thể tick những thiết bị bạn muốn. Bạn chỉ cần chọn máy có FDD, thế là sẽ có ổ FDD cho máy chủ rồi đấy. Cách này cũng áp dụng cho những máy chủ ko có CD (tiết kiệm chi phi mà ).
Về chi tiết, bạn nên đọc tài liệu hướng dẫn. Nếu bạn ko đọc được tiếng anh thì trừ phi bạn đã có kinh nghiệm, nếu ko thì nên làm trên máy mới, kẻo lại....
Hy vọng các bạn có thêm 1 tý thông tin qua bài viết này Thân chào..
Nguyên văn bởi
1. Vào bios để active chức năng raid lên (phím tắt là ctrl + A thì phải)
2. Tìm cái cd ServerGuide (setup and intallation) đi kèm máy cho vào ổ CD.
3. Boot bằng cd làm theo các hướng dẫn (clear dis, raid, OS).
4. Nhét đĩa cài win2003 vào và làm theo hướng dẫn
5. Restart lại máy khi được yêu cầu.
6. Kiếm cốc cafe nhâm nhi khoảng 1h quay lại sẽ có win cho bạn dùng.
The other posts