Đa số người dùng máy tính, có cả kỹ thuật viên phần cứng của các công ty tin học, thường hay lầm tưởng khái niệm “chết cơ, rớt đầu đọc...” của ổ đĩa cứng. Họ gọi là chết cơ khi ổ không thể detect, detect sai dung lượng, detect sai tên, hệ thống nhận được nhưng chỉ chạy một lúc rồi motor ngừng quay, không thể Format hay Fdisk, không thể chạy được các phần mềm tiện ích cấp thấp, hay "gõ cạch cạch…" đối với một số ổ đĩa cứng hư Firmware chúng sẽ gõ"liên hồi". Trên thực tế, các lỗi đó đều có thể có khả năng sửa để chạy bình thường như cũ hoặc có thể cứu lại được dữ liệu cũ đang còn trên đó. HDD khó có khả năng phục hồi hay dùng lại khi nó bị tháo vỏ khung phần cơ trong môi trường bình thường (vì sẽ có bụi bẩn và nó sẽ làm hỏng HDD), tháo rời các bộ phận đầu đọc và platter, làm bẩn và xước phần bề mặt platter và đầu đọc; HDD thực sự không thể cứu lại được data khi platter của nó bị cắt ra nhiều mảnh hoặc bị nghiền vụn, bề mặt platter bị đá mài hoặc vật cứng cày xới tróc hết lớp từ tính phủ trên bề mặt…
Cấu trúc firmware của ổ đĩa cứng nhãn hiệu Maxtor (tài liệu được dịch từ máy 3000):
Driver firmware:
Thiết bị ổ cứng Maxtor (Maxtor drive) thường nạp firmware lên RAM khi chạy và nó được nạp từ ba nguồn: Nguồn thứ nhất gọi là internal boot ROM, nằm bên trong chip xử lý chính của PCB; Nguồn thứ hai là external ROM(Flash ROM), phần này có thể có hoặc không tùy theo nhà sản xuất thiết kế; Và nguồn thứ ba rất quan trọng, nằm trên platter có tên gọi là SA-Service Area (driver’s SA). Chúng ta đều biết, HDD ngày nay được quản lý sử dụng theo LBA(Logical Block Addressing), tất cả mọi tác vụ đọc-ghi lên đó yêu cầu các tập lệnh nằm trên PCB và tham chiếu đến mã xác định-sửa lỗi đúng-sai, lưu trên vùng SA. PCB firmware thường được lưu ở hai vị trí: một là phần có tên gọi là internal ROM nằm trong chíp điều khiển chính của PCB; hai là external ROM (paralell or serial Flash ROM)- chip ROM nằm trên PCB. Phần internal ROM thường không thể sửa chữa được, chỉ có thể thay chip xử lý mới. Thông tin nằm trên external ROM luôn được đọc trước tiên, nếu nó có lỗi phần ROM nằm trong chip xử lý sẽ được khởi động, nếu phần này cũng bị lỗi, hệ thống sẽ nhận sai HDD bởi phần lỗi này. Ví dụ: HDD model là Calipso, nếu thông tin trong ROM bị lỗi, hệ thống sẽ nhận nó là N40P.
Hãng Maxtor thiết kế khu vực SA, trong các sản phẩm HDD họ, nằm trên một vùng đĩa đặc biệt gọi là UBA(Util Block Addressing-gần giống như LBA). SA thường cư ngụ ở hai nơi: vùng ngoài cùng của platter-đối với các HDD chỉ dùng 01 platter và 01 head; vùng trong cùng của platter (gần sát parking zone)-đối với các HDD dùng từ 02 platter và 02 heads trở lên. Vì sự khác biệt trong sự quản lý địa chỉ logical address, không theo sự quản lý của phần LBA, nên SA không thể truy cập bởi hệ thống mainboard thông thường, vốn thường truy cập HDD theo LBA.
Cũng giống như một số HDD của các hãng khác, Maxtor HDD chỉ cần cần nạp và chạy một số modules trong quá trình khởi động, các modules đó rất quan trọng, nếu chúng bị lỗi thì HDD sẽ hoạt động sai ngay trong quá trình POST của PC. Ví dụ về lỗi thường gặp: như trong bài trước đã đề cập, hệ thống detect sai tên ổ thành N40P, Ares64…thay vì 6E040L0, 2F040L0…là do lỗi trong phần external ROM hoặc internal ROM; HDD nếu không đọc được module chưa thông tin về đầu đọc của nó(heads map) thì sẽ phát tiếng kêu lọc cọc liên tục sau khi được cấp điện; nếu module chưa đựng thông tin kích hoạt motor HDD bị lỗi thì sẽ có hiện tượng motor có quay một lúc sau khi được cấp điện rồi dừng lại, không hoạt động tiếp. Các modules điều khiển motor cần được nạp và thực thi khi khởi động là 38h,39h, 4Fh…Vậy các lỗi như sau khi chạy được qua phần POST của PCổ cứng không thể Fdisk hay Format được, hoặc chạy một lúc rồi ổ bỗng nhiên kêu lọc cọc hay ổ vẫn thấy dữ liệu nhưng không thể xoa đi hay ghi thêm vào được…đó là do đâu, vì sao?
Modules map của Maxtor drive không chứa đựng tên của modules cho dù một số vẫn thực sự không có tên. Vậy thông tin về modules chứa đựng trong map như thế nào? Tên của modules nằm trong phần đầu của mỗi module vì thế, không thể có được tên module nếu không đọc được nó và thông tin về chúng trong map là các con số đánh dấu vị trí của chúng trong vùng SA, từ đó có thể nhận biết được công dụng của từng module. Cũng chính vì lý do này nên nếu thông tin ở vùng này bị thiếu một phần hay hỏng toàn bộ thì dù cho có vẫn còn tốt đi chăng nữa, các module cũng không thể đọc được một số hoặc tất cả. Đến đây nảy ra câu hỏi là tại sao hãng sản xuất làm phức tạp như thế nhỉ? Như chúng ta đều biết, quá trình sử dụng đòi hỏi tốc độ đọc ghi của ổ cứng ngày càng phải nhanh hơn trong khi có rất nhiều thông tin cần đọc và xử lý liên tục trong quá trình sử dụng ổ: quá trình detect, điều khiển dịch chuyển đầu đọc(head), điều khiển đọc ghi, nhận biết các sector lỗi…Nhà sản xuất đã chọn giải pháp là rút gọn thông tin đến mức không thể rút gọn hơn nữa. Và sự rút gọn này đã khiến HDD có danh mục rất dài những lỗi như: đang chạy hệ điều hành bỗng nhiên ổ cứng phát ra tiếng “lạch cạch” rồi dừng lại không hoạt động nữa (nhưng nếu tắt đi bật lại hoặc tắt máy để một quãng thời gian nào đó rồi bật thì lại chạy); Windows vẫn nhận được ổ, vẫn nhìn thấy các phân vùng nhưng tên files hay folders bị biến dạng thành các ký tự loằng ngoằng không thể truy cập được, hoặc biến mất như chưa từng tồn tại…Đây chính là sự phiền toái cho những người làm công tác quản trị hệ thống máy PC, các hệ thống máy tính tự động hóa hay Server của các cơ quan, doanh nghiệp. Họ sẽ phải chịu trách nhiệm trước người lãnh đạo của doanh nghiệp về sự cố không thể kháng cự này. Nếu đó chỉ là ổ cứng chứa đựng các thông tin ít quan trọng thì còn đỡ nhưng nếu đó là dữ liệu kế toán, các thông tin về các hợp đồng đã ký hay các phần mềm điều khiển tự động hóa…mức độ thiệt hại có khi là vài ngàn hoặc vài chục ngàn USD trở lên. Tuy nhiên, các lỗi này vẫn có thể khắc phục được nếu chúng ta có sự giúp đỡ của các chuyên gia và đặc biệt là của thiết bị chuyên dụng.
Bảng dưới đây sẽ cho chúng ta biết một số modules cần thiết khi khởi động HDD:
Vị trí modules (in hex) |
Chức năng modules |
37 |
U_LIST-service area translator |
1F |
DISK-drive ID |
78 |
RZTBL-zone table (translator component) |
18 |
AT_PDL (P-List, translator component) |
21 |
RCT-adaptive information of data zone on disk surface |
1E |
SRV-calibration adaptive data |
1A |
SECU-security system module (ATA password) |
1B |
AT_POL (G List) – growing table of defects |
5E |
EVTLG_00 – connected with GList |
A7 |
AT_POL – Glist copy |
39 |
ROM_SA (ROM copy) |
97 |
ROM_ST (ROM copy) |
33 |
HLUTL & HUSR – defect list |
46 |
OPTI- self testing setting |
Module 37-ULIST rất quan trọng đối với drive vì nó cung cấp thông tin về địa chỉ truy cập vùng SA. Drive sẽ kiểm tra nó trước tiên và căn cứ vào nó để nhận biết tình trạng tốt-xấu, đọc được-không đọc được của HDD. Nó có thể được lưu trữ tới 8 nơi trên vùng SA nhưng chỉ có 2 trong số chúng được đánh dấu trong modules table, các bản copy khác sẽ được đánh dấu trong các modules khác. Module 37 lưu trữ thông tin về cấu trúc của từng đầu đọc, cấu trúc đó bao gồm thông tin cụ thể về vị trí số của đầu đọc trong hệ thống và bảng chứa đựng các vị trí defect (bad physical) trong miền mà đầu đọc đó quản lý. Nó đồng thời cũng chứa đựng cả thông tin về dung lượng được sử dụng của module Plist (nơi lưu trữ các địa chỉ bad sector trên ổ từ lúc xuất xưởng). Vậy nên nếu module 37 lỗi một phần hay toàn bộ, HDD sẽ có các hiện tượng như vẫn thấy motor quay êm nhưng ổ không detect được; ổ chạy một lúc rồi kêu lọc cọc; ổ có nhận nhưng có nhiều bad sector và không thể sửa chúng bằng các tiện ích của Windows hay của các hãng khác; đôi khi nó cũng gây ra lỗi ổ vẫn detect, vẫn nhìn thấy data còn trên đó nhưng không thể Fdisk hay Format, thậm chí ngay cả xóa cũng không được…
Bên cạnh module 37 là module 18-AT_PDL (PList), cũng rất quan trọng. Nó chứa đựng thông tin về các bad sector ngay từ khi xuất xưởng và trong quá trình sử dụng. Lỗi ở vùng này sẽ gây ra các biểu hiện như có bad mà không chương trình nào sửa nổi, các dữ liệu chứa trên ổ biến mất trong giây lát, thay vào đó là các ký tự loằng ngoằng không thể đọc được hoặc ổ bị mất phân vùng hoặc hệ thống treo cứng, không thể khởi động sau đó hiện ra thông báo kiểu như: “Fixdisk 0 erro, replace and insert bootdisk. Press anykey when ready”…
Một trong những hiện tượng ổ cứng hỏng mà người dùng thường hay gặp, đó là hiện tượng ổ cứng có detect trong Bios nhưng sai tên và dung lượng, ngoài nguyên nhân do ROM lỗi như đã nêu, một trong số thủ phạm chính là sự cố xảy ra với module 1F-DISK. Module này chứa đựng các thông tin về cấu hình của ổ đĩa như: model name, serial number, dung lượng LBA của ổ cứng, số lượng đầu đọc dùng trên ổ cứng và thông tin về vị trí đầu đọc. Cùng với một số modules khác, module 18-PLIST nắm giữ thông tin về các badsector có trên ổ cứng từ lúc xuất xưởng. Như chúng ta đều biết, tất cả mọi platter-đĩa từ tính lưu trữ dữ liệu của ổ-đều có các badsector ngay từ khi chúng được sinh ra. Nhà sản xuất lưu thông tin về chúng vào trong module 18 và người sử dụng bình thường không bao giờ có thể can thiệp được vào đó. Tất cả các chương trình tẩy badsector của Windows cũng như của các hãng phần mềm khác đều không thể ghi thêm địa chỉ badsector vào danh sách của nó. Các phần mềm chỉ có thể ghi thông tin của các địa chỉ badsector vào module 1B-GLIST. Nó chứa đựng danh sách các vết badsector sinh ra trong quá trình sử dụng và các chương trình phần mềm có thể can thiệp được vào nó. Khi GLIST hỏng, người dùng sẽ không thể sử dụng được ổ cứng, mặc dù ổ vẫn detect được với các thông số chính xác nhưng hệ thống sẽ bị treo khi truy cố truy cập vào các địa chỉ badsector và không thể truy cập vào vùng data. Mọi chương trình cứu dữ liệu thông thường đều không thể vượt qua được các lỗi bedsector và dữ liệu chỉ có thể cứu lại với các công cụ phần cứng cũng như phần mềm chuyên dụng. Cùng quản lý danh sách badsector với GLIST là A7-AT_POL và 5E-EVTLG_00 với chức năng là bản copy (A7) và chứa đựng các thông tin cần thiết cho quá trình thêm các địa chỉ bad vào danh sách đang có (5E) như: chỉ định việc mở bản ghi, cách ghi thêm, giải quyết các sự cố hệ thống khi đang có tiến trình lưu danh sách bad (như đang ghi vào ổ thì lỗi phần mềm, virus, lỗi phần cứng…), mất điện hoặc khởi động lại hoặc bị reset khi đang tiến hành tiến trình ghi danh sách lên module…
Module 39-ROM_SA chưa đựng bản copy 1 của nội dung lưu trữ trong flashROM và phục vụ cho quá trình selftest của HDD. Nếu ổ cứng không detect đúng thông số (ví dụ như khi ổ cứng bị lỗi Athena hoặc N40P…), quá trình selftest sẽ dùng thông tin lưu trong module 39 để khôi phục lại nội dung chứa trong flashROM. Module 97-ROM_ST có chức năng gần giống như module 39, nó tùy thuộc vào HDD family mà có hay không và chức nó cũng thay đổi tùy theo từng loại ổ. Module 33-HLUTL & HUSR chứa đựng các thông tin về badsector trong vùng SA, nếu nó bị hư hỏng thì một, một vài hoặc toàn bộ các modules sẽ hoặc là mất một số chức năng, hoặc là không thể truy cập được và khi đó HDD sẽ chỉ như một…cục sắt. Module 46-OPTI chứa đựng các thông tin về quá trình selftest của HDD như cách thức tiến hành, tìm kiếm nguyên nhân lỗi, lỗi ở modules nào, sửa nó ra sao, thông tin để dùng cho việc sửa chữa sẽ lấy ở đâu…
Adaptive Data:
Maxtor drive có một số modules đặc biệt chứa đựng dữ liệu về adaptive-thông tin giúp ổ cứng tinh-chỉnh (nguyên gốc: fine-tune) quá trình đọc-ghi dữ liệu lên bề mặt từ tính. Các modules đó là 1E-SRV, 20-RCT, 93-FMTI và 4F. Thông tin chứa đựng trong các modules này rất quan trọng, nếu chúng bị lỗi hoặc không đọc được thì bạn sẽ mất quyền truy cập vào vùng dữ liệu đã có trên ổ. Các thông tin chứa trong adaptive data sẽ giúp drive điều khiển chính xác sự di chuyển của đầu đọc đến nơi cần thiết, xác định vị trí cần đọc-ghi. Ngay kể cả khi chúng bị hỏng và ta ghi lại các thông tin này từ một ổ cứng tốt khác thì việc truy cập vào vùng dữ liệu cũ là không thể. Vì lý do này nên cần hết sức thận trọng khi sửa chữa các modules này, nếu sai thì việc cứu lại data gần như là vô vọng. Việc sử dụng Selftest để sửa ổ cũng sẽ gây hậu quả không truy cập được vùng dữ liệu vì nó sẽ sử dụng các thông tin cũ hơn adaptive data tại thời điểm bị hỏng, để sửa chữa. Sự việc sẽ bớt phức tạp hơn nếu drive có bản sao của SA (alternate Service Area). Tiếp theo đây sẽ là mô tả về một phần quan trọng trong cấu trúc Maxtor drive, một phần có thể xem như niềm hy vọng đối với những ổ cứng bị hỏng mà chứa đựng những thông tin quan trọng cần cứu, đó là alternate service area.
Alternate service area:
Nhà sản xuất Maxtor đã đưa các modules SA dự phòng vào các model family N40P, CALIPSO và SABRE, tuy nhiên không phải toàn bộ các Maxtor drive thuộc family N40P đều có. Family N40P là các model Diamond Max Plus 8, gồm có 6E020L0: 20Gb, 6E030L0: 30Gb và 6E040L0: 40Gb. Family CALIPSO là các model Diamond Max Plus 9, gồm có 6Y200P0: 200Gb, 6Y160L0/P0: 160Gb, 6Y120L0/P0: 120Gb, 6Y080L0/P0: 80Gb, 6Y060L0: 60Gb. Đại diện cho family SABRE-Diamond Max Plus 10, là các model 6B300S0: 300Gb, 6B250S0: 250Gb, 6B200M0/S0: 200Gb, 6B160M0: 160Gb, 6B120M0: 120Gb, 6B080M0: 80Gb. Alternate SA chứa đựng các thông tin để nhà sản xuất hoặc các HDDLaboratory sử dụng khi sửa chữa hoặc khôi phục dữ liệu trên các ổ cứng hỏng. Ngoài việc chứa đựng bản sao của vùng SA, nó còn có chức năng lưu trữ danh sách toàn bộ các badsector có trong vùng SA.
Translator:
Chương trình biên dịch (Translator) được sử dụng trong các ổ cứng sản xuất bởi hãng Maxtor là một tập hợp phức tạp các chương trình và các bảng (Table) chứa thông tin về logical sector và physical sector. Chúng được sử dụng để chuyển đổi giữa logical sector (LBA-dùng trong việc truy cập ổ đĩa bởi hệ điều hành của hệ thống máy tính) và physical sector của ổ đĩa. Tất cả mọi badsector có từ khi xuất xưởng của ổ cứng nhãn hiệu Maxtor đều được ẩn dấu trong danh sách badsector bởi Translator, kể cả bad trong vùng SA lẫn vùng dữ liệu của người sử dụng. Translator program data được lưu trữ trong các modules 37, 18 và 78. Cấu trúc của các Translator’s table là dựa trên nền tảng của module 33-Defect List, đó chính là những ký hiệu dùng để định vị các vị trí từ tính trên ổ đĩa mà mọi người đều biết: cylinder, head, sector. Translator bị hỏng cũng chính là nguyên nhân gây ra việc ổ cứng có badsector mà không chương trình thông thường nào có thể dấu đi được.
RECOVERY Mạnh Tú, địa chỉ chuyên cứu dữ liệu trên mọi thiết bị lưu trữ uy tín nhất tại Việt Nam. Cần cứu dữ liệu, phục hồi dữ liệu bị mất; hãy đến với cuudulieu Mạnh Tú.
Đặc biệt: chuyên nhận cứu các hệ thống RAID 0, 1, 5, các box ổ cứng chạy raid LACIE, dữ liệu LINUX, MacOS, Windows server 2000, Windows 2003...
- BÁN LINH KIỆN PC, MÁY SỬA HDD, MÁY PHỤC HỒI DỮ LIỆU, BOX HDD, CARD CHUYỂN HDD ZIP 1.8; 3.5...
- BÁN LINH KIỆN THAY THẾ CHO CÁC LOẠI MÁY KHÔI PHUC DU LIỆU CHUYÊN DỤNG.
- ĐÀO TẠO HỌC VIÊN CHUYÊN KHÔI PHUC DỮ LIỆU.
- THU MUA TẤT CẢ CÁC LOẠI Ổ CỨNG HƯ CỦ,LINH KIỆN MÁY TÍNH, LAPTOP...
- KỸ THUẬT PHẦN CỨNG
Lời khuyên:
- Không được tắt máy đột ngột, phải tắt máy tính hoàn toàn theo đúng quy trình, không được tắt “nóng” hay rút điện đột ngột để máy tính và ổ cứng không bị “sốc” điện.
- Không được vận chuyển máy tính khi máy đang còn nóng mà phải để máy nguội tự nhiên rồi mới chuyển đi. Nên kê các tấm xốp hoặc đệm bên dưới để hạn chế tác động khi đi trên đường.
Bạn sẽ hoàn toàn an tâm - Chúng tôi luôn sẵn sàng phục vụ bạn
CHUYÊN NGHIỆP – UY TÍN - NHANH CHÓNG
Bạn sẽ nhận được sự trợ giúp nhanh nhất, nhiệt tình, chuyên nghiệp và hiệu quả nhất mà chi phí bỏ ra lại thấp nhất.
Hotline : (08) 3.9350079 - 090 682 1449 - Fax : 08.3.9350079
------------- /// -------------
Các dịch vụ khác