Hướng dẫn khắc phục sửa lỗi ổ cứng khi bị hỏng, Bad Sector
Nếu thật tình cờ 1 ngày nào đó đẹp trời, máy tính của bạn đột nhiên sập tiệm, thật là buồn làm sao khi nguyên nhân lại chính là do ổ cứng đã "lạc lối". Thường thì điều này đồng nghĩa với việc dữ liệu máy của bạn hư hết rồi -- trừ phi bạn đã back up lại dữ liệu. Nhưng có thật là ổ cứng đã "chết" thật hay không, hay còn "hấp hối"?
Chúng tôi sẽ chỉ cho bạn cách hồi phục lạo nhiều nhất có thể, nhưng nên nhớ: hướng dẫn này chỉ sử dụng lúc cấp bách, và chỉ áp dụng khi dữ liệu trong ổ k đủ quan trọng để bạn phải tốn tiền đem ra chỗ chuyên nghiệp để sửa. Nếu dữ liệu trong ổ là tất cả đối với cuộc đời bạn (phim ý chẳng hạn hihi) -- cho công việc hoặc các dữ liệu liên quan tới giấy tờ hợp pháp -- ĐỪNG CÓ SỬ DỤNG CÁCH NÀY. Chỉ nên làm cách này nếu bạn không còn lựa chọn nào khác ngoài quăng nó đi thôi!
Phần 1/4: Xác định tình trạng của ổ cứng
1. Xác định rõ coi có hư thật chưa.
Hãy chắc rằng ổ cứng của bạn còn cứu được hay không bằng cách kiểm tra các thứ sau đây.
o Nếu ổ cứng gây ra tiếng cạch cạch cọc cọc lớn, đừng kiểm gì nữa mà đọc luôn phần 2 đi. Nó hư rồi.
2. Kiểm tra kết nối ổ cứng
Đây là khởi đầu tốt nhất để bắt đầu sửa, và nếu tìm ra được vấn đề thì đây cũng là cách sửa tốt nhất và đỡ tốn kém nhất.
- Chắc rằng máy tính bạn được ghim điện đầy đủ. Nếu con mèo của bạn (nếu bạn có 1 con) giật lỏng dây cáp, hoặc dây bị đứt bên trong, bạn cần sửa lại để tiếp tục thực hiện cách này.
- Mở thùng máy ra. Nếu dây nối để chuyển dữ liệu (IDE hoặc SATA) và dây điện ngoài máy bị lỏng, bạn cần phải nối lại chắc chắn, và không có pin nào bị bẻ cong, gãy hoặc bị hư gì đó.
3. Nhìn để kiểm tra
Đôi khi, không phải là ổ đĩa chết, mà là bo mạch chủ (trong ổ) điều khiển các hoạt động của nó chết (ở mặt dưới của ổ đĩa). Nếu có 1 ống điện nào đó hoặc 1 phần nào đó của máy không chạy được, ổ đĩa của bạn sẽ dừng lại ngay, nhưng chỉ đơn giản là vì nó không được giao mệnh lệnh nên không thể thực thi được.
- Xem có dấu hiệu nào bị hư không – cháy hay vết xém. Nếu bạn thấy mấy vết này, bạn có thể thở phào nhẹ nhõm rồi, vì chắc là bạn có thể sửa được – và thường thì, đây là vấn đề có thể được sửa chữa dễ dàng.
- Nếu bạn muốn thay PCB, tìm trên Google các phần bạn muốn thay cho đúng hãng cũng như kiểu ổ cứng.
- Khi mua ổ mới, tháo ổ cũ ra (nhớ là có 5 con ốc vít nhỏ, đừng làm mất đó!)
- Trượt ổ cũ ra, thay ổ mới vào. Đừng đụng vội vào cái phần kim loại trên ổ cứng mới – điện từ sẽ “giật” chết ổ cứng mới trước khi nó kịp sống sót trên ổ cứng cũ của bạn đấy. Bạn phải tự nối mình xuống đất bằng cách đeo vòng tay chống tích điện, hoặc đụng cái gì đó bằng kim loại nằm dưới đất. Thường thì phía trong máy tính có bộ phận này, nhưng để chắc ăn thì bạn vẫn nên làm như trên.
- Lắp bảng board mới vào, chắc rằng nó được gắn chặt., sau đó gắn lại ốc.
- Gắn ổ đĩa vào máy, sau đó mở lên lại. Nếu được thì chúc mừng bạn! Đây là thời điểm tốt để back up lại dữ liệu đó.
- Nếu không có tác dụng gì – đọc tiếp ha hihi.
4. Xem xem máy tính có nhận được ổ đĩa không.Check to see if the drive is being recognized
Nếu mọi thứ đã gắn vào rồi, ổ PCB đã bình thường, sử dụng Windows Disk Management hoặc BIOS, MAC OX X Disk Utility để xem xem ổ đĩa của bạn có nhận dạng được không.
Phần 2/4: Các lựa chọn để sửa chữa
1. Lựa chọn đi
nếu dữ liệu quan trọng và đáng để lấy, bạn nên tìm đến những người chuyên nghiệp để sửa ổ cứng cho bạn và trả người ta lượng tiền mà bạn đáng phải trả. Nếu cố gắng tự làm, tỉ lệ thành công khá là thấp.
2. Nếu bạn tìm Google "thay phụ kiện ổ cứng" thì kết quả bạn có được sẽ dẫn bạn đi theo nhiều hướng
Thay thế các bộ phận thường áp dụng cho ổ cứng cũ, nhưng lại khá ít cho ổ cứng mới.
3. Tự xử lấy
Cách mà những người dũng cảm hay làm là làm thủ công, được các nhà sản xuất cung cấp cho phụ kiện rồi tự "tân trang" lại ổ đĩa. Mục đích chính là bạn thay thế các chỗ bị cháy, ổ đĩa của bạn sẽ nhanh chóng được sống lại.
o Sự thật là tỉ lệ hồi sinh thành công cũng cao! Nhưng có cái này bạn cần biết: mỗi ổ cứng đều chứa 1 con chíp đặc thừ của riêng nó, không chắc được là thay cái khác thì thay cái khác vào hệ thống sẽ hoạt động như trước. Tuy nhiên, đây là cách rẻ tiền nhất và bạn cũng đã cân nhắc kỹ lưỡng rồi mà.
4. Thuê người sửa giúp
Đây là lựa chọn DUY NHẤT để giúp cho ổ cứng của bạn chạy được, hoặc ít nhất là hồi phục được dữ liệu trong ổ (điều bạn muốn).
o Cách này chắc chắn nhanh hơn tự mình làm, tỉ lệ thành công cũng nhiều hơn, nhưng cái giá đi kèm cũng khá đắt nhưng đáng nếu dữ liệu trong ổ quan trọng.
o Bạn có thể chuẩn bị tinh thần trước để trả cái giá gấp 2 hoặc 3 lần 1 ổ cứng bình thường, vậy nên, hãy cân nhắc kỹ lưỡng xem dữ liệu trong ổ quan trọng cỡ nào.
Phần 3/4: Tự xử
1. Vậy là bạn đã quyết định rồi, đọc kĩ cái này trước đã!
Nếu ổ cứng của bạn gây ra âm thanh cạch cạch ngay lúc bạn mới gắm, đừng thử gắm lại nữa vì mỗi lần gắm lại, bạn hủy hoại dữ liệu đi 1 chút vì đã làm mòn lớp từ trên ổ. Đừng tự sửa nếu dữ liệu quan trọng. Một trong những cách làm sau đây là cực kì hên xui, thành công hoặc giết chết ổ đĩa của bạn. Không ai có thể hồi phục dữ liệu trong nó được nữa.
2. Kiểm tra ổ theo kiểu vật lý
Giữ ổ cứng bằng 1 tay rồi quay ổ tới lui, nghe xem có tiếng gì kêu không. Nghe thì có vẻ vô hại nhưng thực ra nếu có gì đó lỏng bên trong, bạn sẽ vô tình làm gãy nó!! Nếu bạn không nghe được gì, nguyên do – đặc biệt là khi bạn có 1 ổ cứng cũ, hoặc 1 ổ cứng chạy được chút là nóng – có thể là trục xoay của ổ đĩa có vấn đề. Bạn nên cân nhắc bước tiếp theo: nếu bạn mở ổ đĩa ra thì có thể bạn sẽ làm mất dữ liệu mà đáng lẽ có thể xử lí được.
3.
3. Hâm cho ổ cứng ấm lên.
Mở lò khoảng 5 phút dưới lửa thấp nhất có thể mở. Nhớ tắt nó đi. Sau đó đặt ổ cứng vào khoảng 2-5 phút. Nên nhớ là hâm nó nóng lên – dù ổ đã hư hay chưa – có thể làm nó hư mãi mãi.
o Lấy ổ đĩa ra và làm lại bước 1. Nếu bạn vẫn chưa nghe được tiếng động gì, qua bước tiếp theo. Nhưng nếu có sự khác biệt, lắp ổ vào máy và thử xem ổ có chạy bình thường hay không. Nếu bình thường thì hãy nhanh chóng lấy dữ liệu ra và bỏ vào 1 ổ mới.
o Nếu cần, hâm nóng lại ổ đĩa 1 lần nữa, và trong lúc cầm nó trên tay, quay ổ thật mạnh và đập nhẹ ổ xuống 1 bề mặt cứng. Việc này hơi ghê rợn, nhưng nó giúp đầu xoay ổ đĩa khỏi bị mắc kẹt.
o Lặp lại bước đầu tiên. Bạn nghe tiếng động cơ chuyển động chứ? Nếu có, hãy gắn ổ đĩa vào máy lại và mở ra thử xem.
o Nếu bạn nghe cạch cạch liên tục “hòa âm” với chuyển động, có khả năng là đầu xoay ổ đĩa đã bị ra khỏi vị trí của nó rồi. Kiểm tra xem nó có phát ra tiếng rẹt rẹt gì lạ không khi bạn xoay nhẹ ổ (xoay tới lui) khoảng 90 độ. Hành động này sẽ xác định chỗ mà nó lỏng ra và chỗ mất kết nối với bộ phận bên trong (và bài này không hướng dẫn làm sao tiêp theo nữa, mong bạn hãy đem cho chuyên gia).
4. Làm nguội nó
Có cách khác – ngược lại với cái trên – là đóng băng ổ cứng. Đây là hy vọng cuối cùng, và bạn chỉ có thể tạm thời phục hồi nó đủ để lấy dữ liệu ra thôi nếu thành công, và nếu thất bại thì.... cũng đáng thử mà ha.
o Bỏ ổ cứng vào 1 túi có kéo khóa lại, loại bỏ càng nhiều không khí càng tốt trước khi khóa. Bỏ vào tủ lạnh cỡ vài tiếng.
o Gắn ổ đĩa vào máy tính, và cho nó cơ hội. Nếu nó không hoạt động thì tạm thời tắt máy, lấy ổ ra, đập nó xuống mặt bàn hay sàn nhà. Gắn vào lại thử xem. Nếu vào được ổ thì lấy file ra rồi quẳng nó đi. Nếu không được, bạn nên chính thức nhờ dân chuyên xử lí!!
Phần 4/4: Nhờ dân chuyên sửa
Nên nhận lời đề nghị từ nhiều người
Có rất nhiều công ty ngoài kia đòi giá cắt cổ chỉ để sửa cái ổ đĩa của bạn. Trước khi cho tiền chạy đi chơi và không thấy đường về, xem xem độ tin cậy của họ cao hay không. Kiếm các diễn đàn online, nói chuyện với những người khác, tìm hiểu xem họ làm việc được bao lâu rồi, và tỉ lệ thành công khi họ giúp mình sẽ là bao nhiêu.
o Xem họ đảm bảo ra sao, và họ đòi bao nhiêu khi thành công (bạn sẽ trả trong sung sướng) và bao nhiêu khi sửa thất bại. Có đáng để đưa tiền cho họ khi họ sửa thất bại hay không.
o Bạn có lẽ không muốn trả tiền cho 1 chuyện gì đó không thành đúng không, nhưng nếu họ đã “cố gắng hết sức”, họ vẫn bỏ công bỏ sức ra giúp bạn, và điều này nên được hoan nghênh và khen thưởng.Theo: Wikihow.com
Các tài liệu khác